Sau 3 tuần áp dụng Nghị định 168, với kết quả là tình trạng ùn tắc diễn ra trên diện rộng và không hề thuyên giảm. Mặc dù đại diện của Cục Cảnh sát Giao thông khẳng định, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn các thành phố lớn có sự chuyển biến tích cực.
Ngày 22/1, báo Dân Việt đưa tin với tiêu đề, “Ùn tắc nghiêm trọng trên đại lộ Võ Nguyên Giáp, hàng ngàn xe container, ô tô chôn chân”. Bản tin cho biết, từ sáng sớm ngày 23/12, hàng ngàn xe container, xe tải, ô tô con phải “chôn chân” nhiều giờ trên đường Võ Nguyên Giáp – tức Xa lộ Hà Nội cũ, Sài Gòn.
Đây được cho là lý do, báo Tuổi Trẻ cho biết, Chủ tịch Phan Văn Mãi vừa ký công văn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc trên địa bàn thành phố, với đề xuất tạm thời cho phép lưu thông xe trên vỉa hè, cũng như tạm thời cho phép phương tiện rẽ phải không cần chờ đợi tại các ngã tư.
Công luận thấy rằng, đây là bằng chứng không thể chối cãi về việc Nghị định 168 đã chính thức “thất thủ”. Đồng thời cũng đặt câu hỏi, tại sao từ trước đến nay, Sài Gòn và các tỉnh phía Nam đã có quy định bất thành văn, là cho phép xe 2 bánh được rẽ phải ở các ngã tư, và được đi thẳng ở ngã ba thuận chiều khi đèn giao thông bật dấu hiệu đỏ.
Vậy tại sao Nghị định 168 lại đưa ra các quy định mới rất quái gở, đã tạo ra sự ùn tắc giao thông trên diện rộng như đã thấy.
Đây chính là lý do, để khắc phục Nghị định 168, Nhà nước đã phải lắp bổ sung thêm rất nhiều hệ thống đèn giao thông mới ở một số ngã tư, ngã ba, cho phép xe 2 bánh được rẽ phải, hay đi thẳng khi có đèn đỏ như trước đây.
Phải chăng, ngành Công an do ăn không ngồi rồi chỉ để tìm mọi cách tăng thu tiền phạt để hành người dân. Thậm chí, sắp tới đây, sau Nghị định 168, Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy.
Theo đó, Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt đáng kể đối với người mang theo bật lửa, và sử dụng điện thoại ở các trạm bán xăng. Nếu trước kia, các hành vi này chỉ bị phạt cảnh cáo từ 100 đến 300 ngàn đồng, thì sắp tới đây theo Nghị định mới nhất, mức phạt sẽ tăng lên từ 3 đến 5 triệu đồng.
Công luận đặt câu hỏi, tại sao lại ra quy định cấm sử dụng ở cây xăng? Đặc biệt là trong thời đại công nghệ số, thì điện thoại là vật bất ly thân, và lúc nào cũng phải mang theo bên mình để sử dụng, như quét mã thanh toán hóa đơn tại cây xăng.
Trên thực tế, ở Việt Nam, khi vào đổ xăng, gần như 100% người mua xăng đều có mang điện thoại theo người. Vì vậy, việc Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt lên cao với hành vi mang điện thoại vào và sử dụng ở cây xăng là điều hết sức phản khoa học, bất khả thi, và có lẽ chỉ nhằm mục đích vặt lông người dân giống như Nghị định 168 gần đây.
Theo lý giải của Bộ Công an, sử dụng điện thoại có thể gây cháy, nổ cây xăng. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, các tia lửa phát ra từ điện thoại về mặt lý thuyết có thể gây ra cháy, nổ nhưng xác suất là cực kỳ thấp. Nên quy định cấm mang điện thoại vào và sử dụng tại cây xăng là một quy định bất hợp lý và phản khoa học.
Phải chăng, vì lý do sắp tới đây, Bộ Công an sẽ đề xuất trích lại tỷ lệ % tiền phạt từ những vi phạm về phòng cháy chữa cháy, cũng giống như 85% số tiền phạt tử vi phạm giao thông?
Với các chủ trương, chính sách luôn luôn đi ngược với lòng dân hiện nay của Bộ Công an, công luận thấy rằng, có lẽ Bộ này nên được đổi tên thành “Bộ hành dân” mới phù hợp.
Trà My – Thoibao.de